PHẦN I: QUY ĐỊNH HỆ THỐNG
Mục 1: Chính sách hệ thống và phạm vi áp dụng
Điều 1:
Chính sách này được ban hành với mục đích chuẩn hóa toàn bộ hệ thống đối tác kinh doanh, phân phối sản phẩm (sau đây gọi chung là “Đối tác Phân phối”, viết tắt là “ĐTPP”) của Công ty TNHH TM DV MP Đan Thy, chủ sở hữu thương hiệu Đan Thy Cosmetic (sau đây viết tắt là “Công ty”), trên Toàn quốc, để mọi hoạt động phân phối diễn ra minh bạch, công bằng và theo đúng mục tiêu, chiến lược mà Công ty đưa ra.
Điều 2:
Chính sách này chính thức có hiệu lực kể từ ngày Công ty ký ban hành, và sẽ chỉ mất hiệu lực khi được thay thế bởi một chính sách mới được Công ty ký ban hành sau này.
Điều 3:
Mọi cá nhân, tổ chức tham gia hợp tác kinh doanh, phân phối sản phẩm với Công ty, dù ở bất kỳ quy mô nào, đều có nghĩa vụ tuân thủ và chấp hành nghiêm túc, đầy đủ và chính xác mọi điều khoản trong Chính sách này.
Công ty có quyền xử phạt hoặc chấm dứt hợp tác với bất kỳ ĐTPP nào vi phạm các điều khoản đã nêu trong Chính sách này, tuỳ vào mức độ sai phạm, để làm gương trong toàn bộ hệ thống.
Điều 4:
Chính sách này có hiệu lực thi hành với mọi nhãn hiệu khác của Công ty, mà ĐTPP muốn hợp tác kinh doanh, phân phối sản phẩm.
Khi Công ty phát triển thêm các dòng sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hàng mới, mọi ĐTPP muốn hợp tác tiếp với Công ty trong các dòng sản phẩm, dịch vụ hoặc nhãn hàng mới này, sẽ ký thêm các Phụ lục đính kèm và là 1 phần không thể tách rời với chính sách này.
Mục 2: Phân Loại Đối Tác Phân Phối
Điều 1:
ĐTPP được hiểu là mọi cá nhân, tổ chức mong muốn hợp tác với Công ty và đã ký Hợp đồng hợp tác phân phối sản phẩm để có quyền hợp pháp phân phối các sản phẩm do Công ty sản xuất hoặc độc quyền phân phối trên thị trường Việt Nam (sau đây gọi chung là “sản phẩm của Công ty”), bao gồm cả bán lẻ và bán sỉ.
Mọi cá nhân, tổ chức bán sản phẩm của Công ty khi chưa ký hợp đồng hợp tác phân phối sản phẩm với Công ty sẽ không được công nhận là ĐTPP, cảnh báo rộng rãi trong toàn hệ thống cũng như các phương tiện truyền thông và có thể bị Công ty khởi kiện ra pháp luật tuỳ vào mức độ sai phạm.
Điều 2:
Để thuận lợi trong việc quản lý ĐTPP và đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho các ĐTPP nhập hàng với số lượng lớn, Công ty phân hạng ĐTPP như sau:
Mỗi năm một lần trước ngày 15/1 hàng năm, Công ty sẽ ban hành bảng điều kiện xếp hạng ĐTPP mới, phù hợp với thực tế vị trí thương hiệu, mức độ phát triển thị trường và khả năng tiêu thụ của các ĐTPP ở thời điểm đó.
Trong đó:
GIÁM ĐỐC MIỀN được độc quyền khai thác:
a) 1 trong 3 Miền là
- Miền Bắc
- Miền Trung
- Miền Nam
HOẶC
b) 1 trong 7 khu vực sau, ngoài 3 tỉnh lớn trên:
- Tây Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Yên Bái, Điện Biên Lào Cai, Lai Châu, Vĩnh Phúc.
- Đông Bắc Bộ bao gồm các tỉnh: Phú Thọ, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Giang, Nam Định, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nam.
- Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Trị, Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình.
- Nam Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
- Tây Nguyên bao gồm các tỉnh: DakLak, Lâm đồng, DakNong, Gia Lai, Kon Tum.
- Đông Nam Bộ bao gồm các tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Tây Nam Bộ bao gồm các tỉnh: Kiên Giang, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Đồng Tháp, Cần Thơ, Cà Mau, Long An, Hậu Giang, Tiền Giang, bạc Liêu, An Giang.
GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH được độc quyền khai thác:
a) 01 quận/huyện của 1 trong 3 tỉnh/thành lớn là TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội;
HOẶC
b) 01 tỉnh/thành khác, ngoài 3 thành phố lớn trên.
>> Diễn Giải Chỗ (1):
_ ĐTPP bất kỳ được xếp hạng là Đại lý (“ĐL”)/ Tổng Đại Lý (“TĐL”)/ Giám đốc Chi nhánh (“GĐCN”)/ Giám đốc Khu vực (“GĐKV”) ngay khi đạt doanh thu nhập hàng thực tế tích luỹ trong nửa năm gần nhất (1/1 – 30/6 hoặc 1/7 đến 31/12) lần lượt ở các mốc 60 triệu/ 180 triệu/ 900 triệu/ 5,4 tỷ đồng.Khởi điểm cho kì xét cấp bậc đầu tiên là 25/05/2019 cho đến 31/12/2019, trong khoảng thời gian này, doanh số nhập hàng của ĐTPP nào đã đạt được 1 trong các mốc trên thì sẽ được Công ty sẽ công bố ngay toàn quốc và số lượng cấp bậc mỗi vị trí như sau :
GĐKV: toàn quốc là 14 vị trí: TP HCM: 03 người; Hà Nội: 03 người; Đà Nẵng: 01 người; Tây Bắc Bộ: 01 người; Đông Bắc Bộ: 01 người ; Bắc Trung Bộ : 01 người; Nam Trung Bộ: 01 người; Tây Nguyên : 01 người; Đông Nam Bộ : 01 người ; Tây Nam Bộ : 01 người.
GĐCN tương ứng từng khu vực như sau:
- TP HCM: 24 vị trí, tương đương với 19 Quận và 05 Huyện.
- TP Hà Nội: 29 vị trí, tương đương với 12 Quận và 17 Huyện.
- Đà Nẵng: 8 vị trí, tương đương với 06 Quận và 02 Huyện.
- Tây Bắc Bộ: 04 vị trí, tương đương với 04 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
- Đông Bắc Bộ: 09 vị trí, tương đương với 09 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
- Bắc Trung Bộ: 07 vị trí, tương đương với 07 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
- Nam Trung Bộ: 07 vị trí, tương đương với 07 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
- Tây Nguyên: 05 vị trí, tương đương với 05 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
- Đông Nam Bộ: 05 vị trí, tương đương với 05 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
- Tây Nam Bộ: 13 vị trí, tương đương với 13 tỉnh, mỗi 01 tỉnh là 01 GĐCN
Tổng Đại Lý: không giới hạn ở HCM và Hà Nội, Đà Nẵng. Riêng các cụm khu vực khác giới hạn 01 tỉnh thành chỉ có 4 tổng đại lý
Đại lý: Không giới hạn toàn quốc.
Trường hợp chưa tới 06 tháng hệ thống đã đủ số lượng vị trí từng cấp bậc, các thành viên còn lại trong hệ thống cho dù có nhập hàng đủ doanh số xét cấp bậc thì cũng không được xét hạng ngay, mà chỉ được hưởng chính sách thưởng trên doanh số nhập hàng theo quy định của công ty. Phần xét duyệt cấp bậc đại lý phải đến chu kì sau (06 tháng 01 lần) công ty sẽ xét duyệt lại.
(Ưu tiên cho những vị trí cũ nếu cùng lúc có đại lí khác cùng đạt doanh số tương đương)
Doanh số này có thể thay đổi theo nhu cầu thực tế của thị trường.
- Khi đã đủ điều kiện xếp hạng, ĐTPP gửi yêu cầu xếp hạng lên Công ty để được Công ty chứng nhận và thông báo rộng rãi trong toàn hệ thống trong vòng 24 giờ làm việc. Ngay từ khi được chứng nhận, ĐTPP sẽ có nửa năm tiếp theo được hưởng quyền lợi của ĐL/ TĐL/ GĐCN/ GĐKV, theo hạng được chứng nhận.
- Quyền lợi của mỗi hạng ĐL/ TĐL/ GĐCN/ GĐKV được thể hiện rõ ở các điều khoản trong Chính sách này.
- Sau khi kết thúc thời gian được xếp hạng, Công ty sẽ căn cứ vào doanh thu nhập hàng thực tế của ĐTPP trong nửa năm gần nhất để xếp hạng mới cho nửa năm tiếp theo.
Điều 3:
Mọi cá nhân, tổ chức chưa có đủ tiềm lực để nhập hàng thường xuyên, với số lượng lớn có thể hợp tác với Công ty theo hai hình thức: Cộng Tác Viên (CTV) hoặc Sỉ, với yêu cầu cụ thể như sau:
a) Tự Nhập Hàng Về Bán (Sỉ):
- Mỗi lần nhập hàng tối thiểu 3 sản phẩm (đơn hàng dưới 5 triệu đồng): Chiết khấu 20%.
- Mỗi lần nhập hàng tối thiểu 7 sản phẩm (đơn hàng từ 5- dưới 10 triệu đồng): Chiết khấu 25%.
b) Giới Thiệu Khách Hàng Cho Công Ty (CTV):
- Chỉ được phép sử dụng hình ảnh từ thương hiệu Ana’T Cosmetics để đăng bài quảng bá thương hiệu, thông tin sản phẩm để tìm kiếm và khai thác khách hàng tiềm năng.
- Hưởng “hoa hồng” cố định 10% trên mỗi đơn hàng giới thiệu thành công cho Công ty.
- Mỗi CTV sẽ được cấp 1 “mã khuyến mại” riêng để chủ động giới thiệu khách hàng và tính doanh thu, hoa hồng 1 cách chính xác, khách quan và minh bạch qua ứng dụng di động quản lý riêng của Công ty (sau đây gọi là “App”).
Mục 3: Chính Sách Chiết Khấu Và Thưởng Khi Nhập Hàng
Điều 1:
Mức chiết khấu mỗi ĐTPP được hưởng phụ thuộc vào cấp bậc của ĐTPP đó, cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm sản xuất tại nước ngoài phải nhập khẩu về Việt Nam:
Đối với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam:
Điều 2:
Với các ĐTPP nhập hàng nhiều trong tháng, Công ty sẽ hỗ trợ như sau:
Đạt doanh thu nhập hàng thực tế từ 1 tỷ/tháng trở lên, thưởng thêm 5% quy đổi thành hàng do ĐTPP lựa chọn. (Ví dụ: Doanh thu nhập hàng thực tế trong tháng 5 của GĐKV X là 2 tỷ, ngoài việc được hưởng chiết khấu lên tới 45% là 900 triệu, GĐKV X sẽ được tặng thêm lượng hàng hoá có giá trị tương ứng 5% tổng giá trị nhập hàng thực tế trong tháng đó là 100 triệu. GĐKV X có quyền lựa chọn chủng loại sản phẩm trong 100 triệu tiền hàng được tặng.
BẢNG THƯỞNG ĐƯỢC BAN HÀNH TRONG 06 THÁNG CUỐI NĂM 2019 NHƯ SAU: ( chỉ áp dụng cho cấp bậc cao nhất ở khu vực nhập hàng, lấy hàng trực tiếp từ tổng công ty)
Doanh thu nhập hàng thực tế được hiểu là số tiền thực tế ĐTPP thanh toán cho Công ty khi nhập hàng.
Với các trường hợp được hỗ trợ công nợ trong vòng X ngày (“X” là con số Công ty quy định trong mỗi thời điểm khác nhau tùy vào thực tế kinh doanh), thì doanh thu nhập hàng thực tế được hiểu là số tiền thực tế ĐTPP đã thanh toán cho Công ty khi nhập hàng, trong vòng X ngày kể từ khi nhận được hàng.
Điều 3:
Vì mỗi sản phẩm đều được dán tem chống hàng giả và mã bảo hành riêng, gắn liền với tên của ĐTPP nhập hàng, nên mọi ĐTPP liên kết với nhau cùng nhập hàng để cùng được hưởng chiết khấu cao sẽ ngay lập tức bị phát hiện và xử phạt theo quy định, cụ thể như sau:
- Vi phạm lần đầu, nhắc nhở trong toàn hệ thống. Tách riêng đơn hàng của mỗi ĐTPP và tính lại chiết khấu theo đúng quy định.
- Vi phạm lần 2, không cho nhập hàng trong vòng 30 ngày, xem xét hạ xếp hạng.
- Vi phạm lần 3, không cho nhập hàng trong vòng 60 ngày, hoặc xem xét chấm dứt hợp tác để làm gương trong toàn hệ thống.
Mục 4: Chính Sách Công Nợ
Điều 1:
Khi trở thành GĐKV chính thức sau chu kỳ 06 tháng xác định phân cấp theo quy định công ty, ĐTPP sẽ được hưởng chính sách công nợ như sau:
Tổng doanh thu nhập hàng thực tế cộng dồn từ đầu năm (ngày 1/1 dương lịch cùng năm) đạt từ 6 tỷ trở lên, được hưởng chính sách công nợ gối đầu 20% doanh số nhập hàng mỗi đợt, thanh toán công nợ vào đợt nhập hàng kế tiếp.
Ví dụ: Ở thời điểm doanh thu nhập hàng thực tế cộng dồn từ đầu năm 2019 đạt 6 tỷ, GĐKV X nhập 500 triệu tiền hàng, khi đó GĐKV X chỉ cần thanh toán 80% là 400 triệu để nhập hàng còn lại 20% là 100 triệu được thanh toán gối đầu trong đợt nhập hàng kế tiếp.
Tổng doanh thu nhập hàng thực tế cộng dồn từ đầu năm (ngày 1/1 dương lịch cùng năm) đạt từ 9 tỷ trở lên, được hưởng chính sách công nợ gối đầu 30% doanh số nhập hàng mỗi đợt, thanh toán công nợ vào đợt nhập hàng kế tiếp.
Điều 2:
Trong vòng 45 ngày kể từ khi phát sinh công nợ, nếu GĐKV chưa nhập hàng tiếp thì phải thanh toán 100% công nợ cho Công ty.
Điều 3:
Trong trường hợp GĐKV vi phạm chính sách công nợ, bao gồm các trường hợp dưới đây:
- Không thanh toán 100% công nợ cho Công ty trong đợt nhập hàng kế tiếp;
- Sau 45 ngày kể từ khi phát sinh công nợ, không nhập hàng tiếp và cũng không thanh toán 100% công nợ cho Công ty.
Công ty có quyền:
- Từ chối xuất hàng hoặc;
- Tạm dừng 1 năm hoặc;
- Chấm dứt chính sách công nợ cho GĐKV.
Mục 5: Quy Định Khi Nhập Hàng. Chính Sách Đổi, Trả Hàng Hoá
Điều 1:
Để đảm bảo có hàng và giao được hàng cho ĐTPP theo đúng lịch ĐTPP mong muốn, Công ty quy định và khuyến khích mỗi ĐTPP có kế hoạch nhập hàng theo tháng/quý/năm để chủ động kế hoạch nhập hàng về bán hàng.
Khi cần nhập hàng với số lượng lớn, ĐTPP gửi yêu cầu nhập hàng cho Công ty trước từ 7-30 ngày tùy dòng sản phẩm được sản xuất trong nước hay nước ngoài.
Điều 2:
Công ty chỉ chấp nhận các yêu cầu đặt hàng được ĐTPP gửi qua email đặt hàng của Công ty, hoặc đặt hàng qua App của Công ty.
Khi đặt hàng qua App của Công ty, ĐTPP sẽ theo dõi được:
- Tình trạng tồn kho sản phẩm, như số lượng mã hàng hoá (SKU) có sẵn trong kho của Công ty;
- Tình trạng nhập hàng về kho của Công ty;
- Tình trạng giao hàng từ kho của Công ty đến kho của ĐTPP hoàn toàn theo thời gian thực – real time (ai giao, đang ở đâu, dự kiến khi nào tới nơi…);
- Tình trạng kiểm hàng khi giao tại kho của ĐTPP;
- Tình trạng đổi trả hàng (nếu có) theo mỗi đơn hàng khi hàng đến tay người tiêu dùng vv…
Điều 3:
Mọi yêu cầu đặt hàng phải làm theo mẫu của Công ty, thể hiện rõ từng chủng loại sản phẩm đi kèm số lượng, dung tích, màu sắc… cụ thể, và các yêu cầu khác (nếu có).
Với các yêu cầu đặt hàng không rõ ràng hoặc không làm đúng theo quy định của Công ty, Công ty sẽ phản hồi lại trong vòng 24 giờ yêu cầu ĐTPP gửi lại yêu cầu đặt hàng.
Điều 4:
Mọi ĐTPP phải nhập hàng theo đúng phân hạng và quy định chung của Công ty, cụ thể như sau:
- Toàn bộ các ĐTPP là Sỉ nhập hàng từ ĐL/ ĐL nhập hàng từ TĐL/ TĐL phải nhập hàng từ GĐCN được giao độc quyền phân phối sản phẩm ở khu vực địa lý nơi ĐTPP đăng ký địa chỉ chính với Công ty.
- Toàn bộ các GĐCN phải nhập hàng từ GĐKV được giao độc quyền phân phối sản phẩm ở khu vực địa lý nơi GĐCN đăng ký địa chỉ chính với Công ty. Nếu khu vực địa lý đó chưa có GĐKV thì GĐCN nhập hàng trực tiếp từ Công ty.
- Toàn bộ các GĐKV nhập hàng trực tiếp từ Công ty.
Ví dụ: TĐL X đăng ký địa chỉ chính ở thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương thì TĐL X phải nhập hàng từ GĐCN được giao độc quyền phân phối ở tỉnh Bình Dương, nếu chưa có GĐCN độc quyền ở tỉnh Bình Dương thì TĐL X nhập hàng trực tiếp từ GĐKV Đông Nam Bộ.
Trường hợp nếu chưa có GĐKV Đông Nam Bộ thì TĐL X nhập hàng trực tiếp từ Công ty.
Điều 5:
Mọi yêu cầu thay đổi như thêm bớt số lượng hay chủng loại hàng hoá nhập hàng sau khi Công ty đã chuẩn bị lên đường giao hàng, đều sẽ không được chấp nhận.
ĐTPP có thể lập 1 yêu cầu đặt hàng mới gửi Công ty theo đúng quy trình, Công ty sẽ tiến hành giao hàng như 1 đơn hàng mới.
Điều 6:
ĐTPP thanh toán 70% giá trị nhập hàng khi gửi yêu cầu đặt hàng qua App và thanh toán nốt 30% còn lại khi nhận hàng.
Sau ngày 20/05/2019, Khi Công ty đã nhận được đầy đủ 70% giá trị nhập hàng từ đơn hang đầu tiên, thì Hợp đồng sẽ được kích hoạt.
Điều 7:
Khi nhận hàng, ĐTPP có 36 giờ để kiểm tra hàng, nếu phát hiện:
a) Hàng giao sai chủng loại hàng hoá đã đặt;
b) Giao thiếu số lượng đã đặt;
c) Hàng bị lỗi trong quá trình vận chuyển thì phản hồi ngay cho Công ty theo quy trình sau:
- Bước 1: Lên danh sách các sản phẩm giao sai chủng loại hay giao thiếu rồi gửi qua App cho Công ty;
- Bước 2: Chụp ảnh hoặc quay video các sản phẩm bị lỗi rồi gửi qua App cho Công ty;
- Bước 3: Gọi điện thông báo cho Công ty về sự việc, và phối hợp với Công ty trong quá trình đổi trả lại hàng (nếu cần);
Điều 8:
ĐTPP được quyền đề xuất đổi, trả hàng hoá cho Công ty trong các trường hợp sau:
- Hàng hoá Công ty chuyển cho ĐTPP sai chủng loại, mẫu mã hoặc chất lượng so với đơn đặt hàng, được ĐTPP phát hiện khi nhận hàng;
- Hàng hoá Công ty chuyển bị hư hỏng, vỡ, móp được ĐTPP phát hiện khi nhận hàng.
- Hàng hoá Công ty chuyển chỉ còn hạn sử dụng </= 6 tháng kể từ thời điểm nhận hàng.
Điều 9:
Điều kiện cho phép ĐTPP được đổi trả hàng cho Công ty:
- ĐTPP đã gửi thông báo qua App cho Công ty các trường hợp cần đổi trả, trong vòng 36 giờ kể từ khi nhận được hàng. Sau thời gian trên, Công ty có quyền từ chối đổi trả hàng;
- Bao bì cấp 1 và tem nhãn mác hàng hoá cần đổi trả phải được giữ nguyên trạng, không bị rách nát, nứt vỡ hay vấy bẩn, trừ phi do lỗi của Công ty lúc chuyển hàng;
*** ĐTPP chia sẻ 50% phí vận chuyển khi đổi trả hàng cho Công ty.
Điều 10:
Trong trường hợp tự điều xe chuyển hàng từ kho Công ty về kho ĐTPP, ĐTPP phải kiểm tra kỹ hàng hóa ngay tại kho Công ty, Công ty không chịu trách nhiệm sau khi hàng hóa rời khỏi kho Công ty phát sinh lỗi trong quá trình ĐTPP vận chuyển hàng hóa như hàng hoá bị hư hỏng, vỡ, móp.
Mục 6: Chính Sách Bán Hàng, Chăm Sóc Khách Hàng
Điều 1:
Mọi cá nhân, tổ chức sau khi ký hợp đồng trở thành ĐTPP của Công ty chỉ được phép bán các sản phẩm mỹ phẩm của Công ty. Không được phép bán các sản phẩm mỹ phẩm cùng loại mang thương hiệu khác.
Công ty cho phép các ĐTPP đã từng bán các sản phẩm mỹ phẩm mang thương hiệu khác trước kia được tiếp tục khai thác các kênh truyền thông đang có, để tiếp tục bán các sản phẩm mỹ phẩm của Công ty, miễn sao đảm bảo kể từ thời điểm trở thành ĐTPP của Công ty, không vi phạm nguyên tắc bán hàng cùng loại của thương hiệu khác.
Điều 2:
Mọi ĐTPP đều có quyền “bán hàng online” trên Toàn quốc, không giới hạn khu vực địa lý.
Riêng với trường hợp mở showroom “Bán hàng trực tiếp”, chỉ các ĐTPP là GĐCN hoặc GĐKV mới được mở, và chỉ được mở ở khu vực địa lý được độc quyền phân phối.
Điều 3:
Mọi ĐTPP có nghĩa vụ bán sản phẩm theo đúng giá bán lẻ của Công ty áp dụng theo từng thời điểm, được niêm yết trên website chính thức của Công ty.
Nếu phát hiện bất kỳ ĐTPP nào bán sản phẩm với giá khác so với giá bán lẻ niêm yết của Công ty, Công ty có quyền chấm dứt hợp tác và khởi kiện ĐTPP ra pháp luật.
Điều 4:
Mọi ĐTPP có nghĩa vụ áp dụng bảng chiết khấu chung của Công ty cho các ĐTPP dưới quyền khi nhập hàng, có thể thay đổi theo từng thời điểm, được niêm yết trên website chính thức của Công ty hoặc gửi thông báo qua App cho các ĐTPP.
Nếu phát hiện bất kỳ ĐTPP nào áp dụng chính sách chiết khấu khác so với chính sách niêm yết của Công ty, Công ty có quyền chấm dứt hợp tác và khởi kiện ĐTPP ra pháp luật, nếu thấy cần thiết.
Điều 5:
Khi bán hàng cho người tiêu dùng, mọi ĐTPP phải tuân thủ theo đúng quy định sau:
- Bán hàng đúng giá niêm yết của Công ty;
- Chuyển hàng tới địa điểm của người tiêu dùng, thu phí ship theo đúng quy định của Công ty;
- Áp dụng đầy đủ và chính xác chính sách khuyến mại, ưu đãi ở từng thời điểm do Công ty ban hành;
- Nhập thông tin người tiêu dùng (là người mua sản phẩm để sử dụng trực tiếp hoặc biếu, tặng, mua hộ người sử dụng trực tiếp) lên App của Công ty: Công ty có quyền từ chối bảo hành cho mọi người tiêu dùng không có thông tin trên App của Công ty, khi đó mọi trách nhiệm thuộc về ĐTPP;
- Tiếp nhận yêu cầu đổi trả, bảo hành từ người tiêu dùng, xác minh trước khi chuyển yêu cầu lên Công ty theo quy định;
- Tư vấn cách sử dụng sản phẩm cho người tiêu dùng trong suốt quá trình sử dụng sản phẩm;
- Chăm sóc người tiêu dùng trong các dịp sinh nhật, lễ tết, ngày đặc biệt, khi có Mục trình khuyến mại, ưu đãi của Công ty… nhằm thúc đẩy tỷ lệ người tiêu dùng quay trở lại mua hàng hoặc giới thiệu người quen đến mua hàng;
Điều 6:
Mọi ĐTPP đều có quyền bán hàng online và bán hàng qua điện thoại cho mọi người tiêu dùng ở tất cả các tỉnh, thành trên Toàn quốc, không giới hạn khu vực địa lý.
Nhưng chỉ các ĐTPP là GĐCN hoặc GĐKV mới được mở cửa hàng giới thiệu, trải nghiệm và bán sản phẩm (gọi chung là “showroom”) ở khu vực địa lý được Công ty giao phân phối độc quyền.
Mọi trường hợp mở showroom sai quy định (mở khi không đủ điều kiện mở hoặc mở ở sai khu vực địa lý được độc quyền phân phối) đều bị xem là bất hợp pháp và có thể bị Công ty ngừng/chấm dứt hợp tác để đảm bảo quyền lợi cho các ĐTPP khác trong toàn hệ thống.
Điều 7:
Công ty có quyền chấm dứt hợp tác với các ĐTPP vi phạm một/vài trong các quy định sau:
- Bán hàng giả, hàng nhái dưới danh nghĩa sản phẩm của Công ty.
- Bán sai giá bán lẻ niêm yết cho người tiêu dùng hoặc sai chiết khấu cho các ĐL Phân phối dưới quyền.
- Cố tình cung cấp thông tin sai lệch về sản phẩm và thương hiệu, khiến cho người tiêu dùng hiểu sai theo hướng tiêu cực về Công ty.
- Tự ý tổ chức các Mục trình khuyến mại riêng, khi chưa được Công ty cho phép.
- Vay mượn hàng từ các ĐTPP khác, khi chưa được Công ty cho phép.
Mục 7: Mở Và Quản Lý Showroom
Điều 1:
“Showroom” được hiểu là 1 không gian được trang trí theo hệ thống nhận diện thương hiệu của Công ty, có diện tích từ 60m2 trở lên, trưng bày nhiều sản phẩm của Công ty và được mở ra để tiếp thị, tư vấn và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
Muốn mở showroom, ĐTPP phải đạt đủ điều kiện được mở showroom theo quy định của Công ty và phải xin phép Công ty trước khi mở showroom để đảm bảo quy hoạch thị trường.
Công ty cho phép mọi ĐTPP được quyền sử dụng nhà, căn hộ hoặc 1 gian, phòng bất kỳ để tiếp, tư vấn và bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cũng như các ĐTPP dưới quyền, nhưng không được phép trưng bày hàng hoá và thiết kế không gian như 1 showroom, và tuyệt đối không được quảng cáo không gian này là “showroom”, “cửa hàng” hay “shop” để thu hút người tiêu dùng. ĐTPP chỉ được sử dụng những không gian như này làm nơi tư vấn, giới thiệu sản phẩm và giao hàng cho người tiêu dùng sau khi đã thu hút và kết nối ban đầu với họ trên môi trường Online hoặc qua điện thoại.
Khi Công ty phát hiện hoặc được tố giác 1 ĐTPP bất kỳ mở showroom nhưng không xin phép, Công ty có quyền yêu cầu ĐTPP giải tán showroom theo quy định của Công ty.
Điều 2:
ĐTPP được quyền mở showroom khi thực hiện đúng quy định sau:
- Đủ tiêu chuẩn xếp hạng là GĐCN hoặc GĐKV;
- Được Công ty cho phép bằng văn bản qua App;
- Showroom mở ra theo đúng các tiêu chuẩn của Công ty về diện tích, thiết kế, hàng hoá, nhân sự và quy trình tổ chức bán hàng, chăm sóc khách hàng;
Điều 3:
Tiêu chuẩn cơ bản của 1 showroom hạng A:
- Theo đúng quy chuẩn về thiết kế nhận diện thương hiệu và trưng bày hàng hóa của Công ty;
- Diện tích trên 100m2/ 1 mặt sàn, không bao gồm kho. Ở vị trí trung tâm các đường phố lớn, có chỗ đỗ xe thuận lợi. Dễ dàng gọi đơn vị vận chuyển qua ship hàng;
- Mỗi loại sản phẩm bày bán phải có từ X mã hàng hoá (SKU) dự trữ trong kho, sẵn sàng bán bất kỳ lúc nào;
- Có ít nhất 2 nhân sự bán hàng/ngày trở lên. Được đào tạo bài bản về sản phẩm và kỹ năng tư vấn bán hàng;
- Trang bị đầy đủ phần mềm bán hàng và các hình thức thanh toán qua QR code, máy quẹt thẻ POS…
Điều 4:
Tiêu chuẩn cơ bản của 1 showroom hạng B:
- Theo đúng quy chuẩn về thiết kế nhận diện thương hiệu và trưng bày hàng hoá của Công ty;
- Diện tích từ 60 đến 100m2/ 1 mặt sàn trở lên, không bao gồm kho. Có chỗ đỗ xe thuận lợi;
- Mỗi loại sản phẩm bày bán phải có từ Y mã hàng hoá (SKU) dự trữ trong kho, sẵn sàng bán bất kỳ lúc nào;
- Có nhân sự bán hàng được đào tạo về sản phẩm và kỹ năng tư vấn, bán hàng;
- Trang bị đầy đủ phần mềm bán hàng và các hình thức thanh toán qua QR code, máy quẹt thẻ POS;
Điều 5:
Công ty sẵn sàng hỗ trợ 25 – 50% chi phí setup showroom cho các GĐCN/ GĐKV, tuỳ vào quy mô showroom và vị trí mở showroom.
Mục 8: Phát Triển Mạng Lưới Phân Phối Dưới Quyền
Điều 1:
Mọi ĐTPP đều được quyền phát triển mạng lưới phân phối dưới quyền, để được hưởng chính sách tốt nhất và lợi nhuận cao nhất từ Công ty, cụ thể như sau:
_ Được hưởng chênh lệch về chiết khấu nhập hàng từ Công ty, khi thay mặt mạng lưới phân phối dưới quyền nhập hàng. (Ví dụ: GĐCN X có 15 ĐL dưới quyền, mỗi ĐL nhập 60 triệu tiền hàng từ GĐCN X được hưởng chiết khấu 30%, GĐCN X nhập 15×60=900 triệu tiền hàng từ Công ty được hưởng chiết khấu 40%, suy ra GĐCN X lãi ròng 10% là 90 triệu đồng, chưa tính số tiền hàng nhập riêng cho GĐCN X đó tự bán.)
Đối với sản phẩm sản xuất tại nước ngoài phải nhập khẩu về Việt Nam:
Đối với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam:
Càng tuyển được nhiều ĐTPP dưới quyền thì ĐTPP càng hưởng lợi nhuận cao hơn, mà không phải tự mình bán hàng như trước, thay vào đó tập trung hỗ trợ và thúc đẩy mạng lưới phân phối dưới quyền bán hàng tốt hơn.
Khi đạt doanh thu nhập hàng tích lũy trong nửa năm gần nhất từ 900 triệu trở lên, ĐTPP sẽ được thăng hạng lên thành GĐCN và có toàn quyền khai thác 1 khu vực địa lý nhất định, với nhiều quyền lợi hấp dẫn cùng nhiều hỗ trợ tuyệt vời từ Công ty, mà các hạng thấp hơn không bao giờ có được.
Điều 2:
Công ty luôn khuyến khích mọi ĐTPP nỗ lực mở rộng mạng lưới phân phối dưới quyền, và sẽ hỗ trợ ĐTPP các công cụ tiếp thị, bán hàng tiên tiến nhất, tuyển dụng và huấn luyện cho mạng lưới phân phối dưới quyền, cụ thể như sau:
_ Cung cấp giải pháp quản lý hàng hóa, khách hàng và ĐTPP dưới quyền khai thác công nghệ 4.0, giúp ĐTPP kiểm soát mọi thứ ngay trên App.
_ Cung cấp website bán hàng tích hợp chức năng tiếp thị, bán hàng và chăm sóc khách hàng đồng thời trên FaceBook, Zalo và các website thương mại điện tử uy tín cho mọi ĐTPP mới, từ hạng ĐL trở lên.
_ Hỗ trợ giải pháp SMS Marketing (brand-name, gate-way, top-up) cho các ĐTPP từ hạng ĐL trở lên, giúp các ĐTPP chủ động chăm sóc khách hàng một cách chuyên nghiệp.
_ Hỗ trợ thiết kế quảng cáo cho các ĐTPP từ hạng Tổng ĐL trở lên, từ chỉnh sửa ảnh sản phẩm, người mẫu, sự kiện đến thiết kế banner, poster, video quảng cáo…
_ Tổ chức định kỳ các khóa huấn luyện về sản phẩm và kỹ năng tư vấn bán hàng, chăm sóc da… cho toàn bộ ĐTPP từ hạng ĐL trở lên.
_ Tổ chức thường xuyên các khóa huấn luyện Marketing và chăm sóc khách hàng, từ mức độ cần thiết đến chuyên nghiệp giúp các ĐTPP từ hạng ĐL trở lên tự làm thương hiệu, thu hút và chăm sóc khách hàng qua các kênh Marketing 0 đồng và các kênh trả phí khác, linh hoạt theo khả năng tài chính của mỗi ĐTPP.
_ Tổ chức hội thảo, sự kiện kết hợp giữa PR thương hiệu và tuyển Sỉ/ĐL.
_ Triển khai các chiến dịch Marketing tại địa phương giúp tăng cơ hội tuyển Sỉ/ĐL, nhất là trong khối các trường ĐH, CĐ.
_ Triển khai các chiến dịch Marketing tại địa phương giúp tăng cơ hội bán hàng cho các ĐTPP vv…
Điều 3:
Ngoài những hỗ trợ tuyệt vời ở trên, Công ty còn có những hỗ trợ đặc biệt dành cho mọi ĐTPP hợp tác với Ana’T Cosmetics, cụ thể như sau:
Hỗ trợ các ĐTPP chưa có điều kiện tài chính tốt, có thể tiếp cận nguồn vốn lãi suất thấp từ các ngân hàng là đối tác của Công ty, thông qua việc bảo lãnh mở thẻ tín dụng hoặc cung cấp gói vay tín chấp tư 10 lên đến 200 triệu cho ĐTPP từ 23 tuổi trở lên, không bị nợ xấu ngân hàng;
+ Huy động vốn ngay trong nội bộ hệ thống, giao dịch 100% qua App.
_ Hỗ trợ các ĐTPP chưa tự tin về ngoại hình, được làm thẩm mỹ với ưu đãi hấp dẫn từ 30–50% ở hệ thống thẩm mỹ viện Analee của Công ty.
Điều 4:
Khi thu hút được bất kỳ ĐTPP dưới quyền nào, từ hạng ĐL trở lên, ĐTPP gửi thông tin cá nhân (nếu là cá nhân) hoặc giấy phép kinh doanh (nếu là tổ chức, doanh nghiệp) với Công ty để Công ty tổ chức ký hợp đồng hợp tác phân phối sản phẩm với ĐTPP mới.
Công ty sẽ không bảo hành sản phẩm và hỗ trợ (về chính sách, chế độ, huấn luyện, công nghệ, tuyển dụng…) cho các ĐTPP chưa ký hợp đồng hợp tác phân phối sản phẩm với Công ty.
Điều 5:
ĐTPP không phải gửi thông tin khi thu hút được Sỉ mới. Chỉ khi Sỉ phát triển lên các hạng cao hơn như ĐL, TĐL…, thì ĐTPP mới cần gửi thông tin về ĐTPP mới cho Công ty.
Điều 6:
Công ty nghiêm cấp mọi ĐTPP lôi kéo Sỉ/ ĐL dưới quyền của ĐTPP khác sang Đội (sau đây gọi là “Team”) mình.
Trong thời gian đầu thành lập (kể từ ngày 1/6/2019 đến hết 1/9/2019), nếu các thành viên thuộc cấp Sỉ/ ĐL/ TĐL của khu vực A chưa có GĐKV/GĐCN lãnh đạo sẽ được quyền đăng ký gia nhập với Team của khu vực khác đã có thủ lĩnh.
Nếu 1 Sỉ/ ĐL muốn xin gia nhập một Team khác, thì phải xin phép qua App và được Thủ lĩnh của 2 Team liên quan chấp thuận. Nếu Thủ lĩnh của 2 Team không thống nhất được, mà Sỉ/ĐL và Thủ lĩnh của Team nơi họ muốn chuyển sang xin ý kiến Công ty, Công ty sẽ đứng ra phân xử.
Mục 9: Quy Định Về Giám Đốc Chi Nhánh
Điều 1:
GĐCN là 1 trong 2 hạng ĐTPP cao nhất được giao khu vực độc quyền. “Khu vực độc quyền” được hiểu là phạm vi địa lý mà 1 GĐCN được độc quyền phân phối sản phẩm của Công ty.
Khi đạt được mốc doanh thu nhập hàng thực tế nửa năm gần nhất (1/1 đến 30/6 hay 1/7 đến 31/12) để đủ điều kiện được thăng hạng lên GĐCN, GĐCN sẽ được Công ty cho độc quyền phân phối trong nửa năm tiếp theo ở
- a) 1 quận/huyện của 1 trong 3 tỉnh/thành lớn là Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội HOẶC
- b) 1 tỉnh/thành khác, ngoài 3 tỉnh lớn trên.
Điều 2:
Mọi Sỉ/ ĐL/ TĐL đăng ký địa chỉ chính với Công ty ở khu vực địa lý nơi GĐCN được giao độc quyền phân phối sản phẩm, sẽ phải nhập hàng của GĐCN đó.
Nếu khu vực địa lý nào chưa có GĐCN thì tất cả Sỉ/ ĐL/ TĐL ở khu vực địa lý đó nhập hàng trực tiếp từ Công ty.
Điều 3:
Sau khi hết nửa năm độc quyền, nếu không đạt đủ mốc doanh thu nhập hàng thực tế để được gia hạn GĐCN, ĐTPP sẽ bị đánh tụt hạng xuống hạng tương ứng với doanh thu nhập hàng thực tế trong nửa năm gần nhất đó.
Nếu cùng thời điểm có 1 ĐTPP khác đạt được mốc xếp hạng GĐCN, thì ĐTPP đó sẽ được bổ nhiệm thay thế cho GĐCN cũ.
Mục 10: Quy Định Về Giám Đốc Khu Vực
Điều 1:
GĐKV là 1 trong 2 hạng ĐTPP cao nhất được giao khu vực độc quyền. “Khu vực độc quyền” được hiểu là phạm vi địa lý mà 1 GĐKV được độc quyền phân phối sản phẩm của Công ty.
Khi đạt được mốc doanh thu nhập hàng thực tế nửa năm gần nhất (1/1 đến 30/6 hay 1/7 đến 31/12) để đủ điều kiện được thăng hạng lên GĐKV, GĐKV sẽ được Công ty cho độc quyền phân phối trong nửa năm tiếp theo ở:
- 1 trong 3 tỉnh/thành lớn là Tp Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hà Nội; HOẶC
- 1 trong 7 khu vực sau, ngoài 3 tỉnh lớn trên, là Tây Bắc Bộ, Đông Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Điều 2:
Mọi GĐCN đăng ký địa chỉ chính với Công ty ở khu vực địa lý nơi GĐKV được giao độc quyền phân phối sản phẩm, sẽ phải nhập hàng của GĐKV đó.
Nếu khu vực địa lý nào chưa có GĐKV thì tất cả GĐCN ở khu vực địa lý đó nhập hàng trực tiếp từ Công ty.
Điều 3:
Sau khi hết nửa năm độc quyền, nếu không đạt đủ mốc doanh thu nhập hàng thực tế để được gia hạn GĐKV, ĐTPP sẽ bị đánh tụt hạng xuống hạng tương ứng với doanh thu nhập hàng thực tế trong nửa năm gần nhất đó.
Nếu cùng thời điểm có 1 ĐTPP khác đạt được mốc xếp hạng GĐKV, thì ĐTPP đó sẽ được bổ nhiệm thay thế cho GĐKV cũ.
Mục 11: Quy Định Về Nhà Đầu Tư
Điều 1:
Mọi cá nhân và tổ chức có nguồn vốn nhàn rỗi hoặc nhu cầu đầu tư sinh lợi vào hệ thống của Ana’T có thể liên hệ trực tiếp với Ban Giám đốc để thống nhất hình thức hợp tác phù hợp.
Sau đây gọi các cá nhân, tổ chức đã thực tế đầu tư vào Công ty là “Nhà Đầu tư”.
Điều 2:
Khi đầu tư vào Ana’T, Nhà Đầu tư sẽ được chọn 1 trong 3 hình thức sau:
- Đầu tư vào các dự án nhiều tiềm năng của Ana’T; (1)
- Đầu tư để trở thành GĐKV của Ana’T. Công ty sẽ hỗ trợ Nhà Đầu tư xây dựng và mở rộng mạng lưới phân phối dưới quyền.;
- Cho các ĐTPP trong mạng lưới phân phối của Ana’T vay vốn nhập hàng, khớp lệnh tự động qua App 4.0 của Công ty. Đây cũng là 1 kênh huy động vốn quan trọng của các ĐTPP khi gia nhập hệ thống Ana’T. Giải pháp này không những giúp ĐTPP giải bài toán vốn khi nhập hàng mà còn giúp các Nhà Đầu tư gặt hái lợi nhuận gấp nhiều lần lãi suất gửi tiết kiệm ngân hàng, ở cùng thời điểm. (2)
Điều 3:
>> Làm Rõ Chỗ (1):
- Nhà Đầu tư ký thoả thuận bảo mật và đặt cọc 1 khoản tiền nhỏ để được nghe Ana’T chia sẻ về các dự án Công ty đang huy động vốn để phát triển trong ngắn hạn và trung hạn.
- Lợi nhuận Đầu tư và các Điều kiện Hợp tác đi kèm do 2 Bên thống nhất theo từng dự án Nhà Đầu tư tham gia góp vốn đầu tư.
Điều 4:
>> Làm Rõ Chỗ (2):
- Ana’T sẽ tạo 1 kênh kết nối tài chính riêng qua App cho các ĐTPP và Nhà Đầu tư quan tâm, theo đó mọi ĐTPP có nhu cầu vay vốn sẽ lên App để đăng nhu cầu huy động vốn, bao gồm các thông tin cần thiết như số vốn cần vay, thời gian hoàn trả dự kiến, năng lực tài chính của người vay và lợi nhuận dự kiến, đi kèm các điều kiện hấp dẫn khách cho người cho vay.
- Mọi Nhà Đầu tư đăng ký cho vay qua App sẽ nhận được thông báo về mọi nhu cầu vay mới phát sinh, từ đó sàng lọc và lựa chọn ra các dự án phù hợp để cho vay. Nhà Đầu tư và ĐTPP có thể đàm phán sâu hơn về các điều kiện cho vay, sao cho hài hoà lợi ích 2 Bên, trước khi 2 Bên chốt giao dịch.
- Ana’T chỉ giữ vai trò kết nối, mọi phát sinh trước, trong và sau khi Nhà Đầu tư và ĐTPP hợp tác với nhau, do 2 Bên tự đàm phán, thống nhất và giải quyết, theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 5:
Mọi ĐTPP có công giới thiệu Nhà Đầu tư vào các dự án cho Ana’T, sẽ được thưởng nóng 2,5% tổng số tiền mà Nhà Đầu tư đã thực tế nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho Công ty trong tháng đầu tiên kể từ lần đầu tiên nộp tiền mặt hoặc chuyển khoản cho Công ty. Ví dụ: Nhà Đầu tư X đầu tư 2 tỷ vào Ana’T, ở vai trò người giới thiệu, ĐTPP Y sẽ được thưởng nóng ngay 2,5% là 50 triệu đồng.
Mục 12: Chính Sách Khen Thưởng, Khích Lệ
Điều 1:
Mọi ĐTPP ở TĐL/ GĐCN/ GĐKV sẽ được hưởng các chế độ ưu đãi sau khi sinh và nuôi con nhỏ trong thời gian giữ vị trí đương nhiệm ở Ana’T:
- Hưởng bảo hiểm thai sản ở mức từ 5 – 15 triệuVNĐ/ tháng trong suốt 6 tháng nghỉ thai sản HOẶC
- Được Công ty mua bảo hiểm cho Bé trong 6 năm đầu đời.
Điều 2:
Mọi ĐTPP ở hạng ĐL/ TĐL/ GĐCN có doanh thu nhập hàng thực tế cao nhất trong tháng, sẽ được vinh danh là “Đối tác Phân phối Số 1 trong Tháng” – “Ana’T No.1 Partner of the Month”, và được tích điểm để xét thưởng cuối năm, theo đó:
ĐTPP có số lần được vinh danh tháng nhiều nhất trong năm, trước Tết nguyên đán của năm kế tiếp, sẽ được vinh danh trong Đại tiệc Cuối năm của Ana’T và được thưởng 1 chuyến du lịch sang chảnh tới Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc Abu Dhabi – Dubai ngay trong Quý I.
Điều 3:
Mọi ĐTPP ở hạng GĐKV có doanh thu nhập hàng thực tế cao nhất trong tháng, sẽ được vinh danh là “Giám đốc Khu vực Số 1 trong Tháng” – “Ana’T No.1 Leader of the Month”, và được tích điểm để xét thưởng cuối năm, theo đó:
GĐKV có số lần được vinh danh tháng nhiều nhất trong năm, trước Tết nguyên đán của năm kế tiếp, sẽ được vinh danh trong Đại tiệc Cuối năm của Ana’T và được thưởng 1 chuyến du lịch đẳng cấp tới châu Âu hoặc châu Úc.
Mục 13: Chấm Dứt Hợp Tác
Điều 1:
Khi ĐTPP không tiếp tục hợp tác với Công ty nữa, vì lý do chủ quan hoặc khách quan, Công ty sẵn sàng mua lại showroom và số lượng hàng tồn kho (còn thời hạn bảo hành) của ĐTPP với điều kiện ĐTPP chuyển giao đầy đủ dữ liệu người tiêu dùng hiện có cho Công ty tiếp quản với giá trị sản phẩm là 50% so với số tiền thực tế nhập hàng ban đầu.
Điều 2:
Sau khi đánh giá thực tế hiện trạng showroom, Công ty sẽ định giá mua lại showroom từ ĐTPP, nếu 2 Bên thống nhất được 1 mức giá, Công ty sẵn sàng mua lại.
Nếu vị trí của showroom không còn phù hợp với chiến lược kinh doanh sắp tới của Công ty, hoặc hiện trạng showroom xuống cấp dưới mức cho phép, Công ty sẽ không mua lại.
Điều 3:
Sau khi kiểm kê toàn bộ hàng hoá tồn kho của ĐTPP, Công ty sẵn sàng mua lại các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Đúng là sản phẩm của Công ty, còn giữ hoá đơn, chứng từ liên quan khi ĐTPP nhập hàng từ Công ty.
- Nguyên tem mác, bao bì cấp 1 và cấp 2 của sản phẩm còn nguyên vẹn, không bị trầy xước, nứt vỡ, vấy bẩy không thể gột rửa…
- Sản phẩm còn thời hạn bảo hành từ 6 tháng trở lên.
Sau khi định giá lô hàng, nếu 2 Bên thống nhất được mức giá, Công ty sẽ tiến hành thủ tục mua lại lô hàng từ ĐTPP.
Điều 4:
Trong vòng 7 ngày kể từ khi ĐTPP gửi đề xuất chấm dứt hợp tác với Công ty, Công ty sẽ ra thông báo về việc chấm dứt hợp tác giữa 2 Bên để các ĐTPP khác và người tiêu dùng nắm được, và Công ty thay mặt ĐTPP tiếp quản và đảm bảo quyền lợi cho mọi người tiêu dùng đã mua hàng của ĐTPP trước đây.
Điều 5:
Nếu không được Công ty mua lại, ĐTPP có thể bán lại cho 1 ĐTPP khác song tuyệt đối không được tự ý bán thanh lý, xả hàng ra bên ngoài. Mọi hành vi tự ý bán thanh lý, xả hàng ra bên ngoài sẽ bị coi là cố tình làm loạn giá và bán hàng không chính hãng, và có thể bị Công ty khởi kiện ra pháp luật.